Nguyên tắc 5: Đỡ đủ bốn cửa
Trong chiến đấu thì cơ thể được chia ra làm bốn phần đều nhau từ rốn, gọi là Bốn cửa đỡ. Đối phương có thể dánh trúng ta ở bốn vị trí này, vì thế việc đề phòng và có các kỹ thuật đỡ là rất quan trọng.
– Bốn cửa đỡ là gì?
Sự hợp nhất giữa Trung Tâm Tuyến và Trung Hoành Tuyến tạo ra 4 phần bằng nhau tính từ giữa ngực chính là Bốn cửa đỡ. Cả bốn phía này đều cần được bảo vệ để đối thủ không đánh được mình.
– Vì sao phải đỡ?
Nguyên tắc này nêu ra là cả 4 cửa đều cần được bảo vệ, đồng thời tấn công trung tuyến của đối thủ. Nghĩa là 1 tay đỡ, 1 tay đánh.
Bạn cần nhớ rằng phần trên đối thủ có thể đánh vào thái dương của bạn, phần dưới họ có thể đánh 2 bên mạn sườn. Chính vì thế mà không thể chỉ tập trung giữ khư khư trung tuyến của mình, mà còn phải chú ý tới những vị trí khác nữa.
Lưu ý nữa là thông thường đối thủ sẽ không đánh 2 lần vào cùng một cửa, có nghĩa là nếu đã đánh cao trái thì đòn sau thường sẽ là cao phải hoặc thấp phải. Một cú đánh liên hoàn của Vovinam hay Boxing thường nhử trái (trung), đấm phải (cao), móc trái (thấp), nên nếu bạn chủ quan chỉ đỡ 1 cửa thì sẽ dính đòn tại mấy cửa còn lại.
– Bảo vệ Bốn Cửa thế nào?
Xin các bạn lưu ý đây là “nguyên tắc” chứ không phải là 1 kỹ thuật cụ thể. Nên việc áp dụng là tuỳ biến. Nhưng cố gắng dùng đủ các nguyên tắc khác thì mới thành công được.
Trên
Cửa trên ta có thể đỡ bằng:
• Than thủ
• Bàng thủ
• Phách thủ
Dưới
2 cửa dưới ta có thể đỡ bằng:
• Canh thủ
• Bàng thấp

Nguyên tắc 6: Bẫy tay khống chế
Vịnh Xuân Quyền trú trọng vào việc khống chế đối phương. Nếu áp dụng tốt phương thức này thì 1 tay có thể khống chế 2 tay của đối phương để tay kia dễ bề tấn công. Thậm chí chỉ dùng 1 tay ta vừa khống chế cả 2 tay của đối thủ vừa tấn công một lúc.
Nguồn: https://vinhxuan.nao.vn/tu-hoc/bay-tay/