Đại sư Diệp Vấn đánh bài mộc nhân 116 động tác

Ở Việt Nam, đa số các chi lưu Vịnh Xuân đều dịch tên bài quyền này là Mộc Nhân Thung (木人舂). Thật ra tên gọi đúng phải là Mộc Nhân Trang (木人桩), phát âm theo tiếng Quảng Đông là Mụk Yàn Chón, Trang có nghĩa là bày ra, sắp xếp ra mà ý nghĩa của Mộc Nhân là bày sắp ra các Chi (tay chân) trên dưới để tiện cho việc luyện tập, trong khi Thung có nghĩa là cọc gỗ hay trụ gỗ được chôn xuống đất.
Mộc Nhân Thung (木人舂) cũng có tác dụng như Mộc Nhân Trang (木人桩) dùng để luyện tập quyền cước (các món binh khí của tay chân mà võ thuật Trung Hoa gọi là các Thủ Hình), nhưng Mộc Nhân Thung thì không có các phần tay chân (Chi) lắp vào mà đó chỉ là các trụ gỗ chôn xuống đất có bó rơm trên 3 vùng Thượng (trên) – Trung (giữa) – Hạ (dưới) được dùng để luyện tay chân va chạm công phá mà các võ phái miền Nam Trung Hoa và các chi lưu Karate tại OkinawaNhật Bản xuất phát từ các võ phái miền Nam Trung Hoa rất ưa chuộng trong các bài tập hàng ngày.
Lời thiệu (Ca Quyết 歌訣) bài 116 Mộc Nhân Trang theo Diệp Vấn:
1. 姿势再战 (反擊) (左手)
Tư thế tái chiến (phản kích) (tả thủ)

2. 攀颈手 (右手)
Phan cảnh thủ (hữu thủ)

3. 右膀手 – 左護手
Hữu bàng thủ – tả hộ thủ

4. 右攤手 – 下路左橫掌
Hữu than thủ – hạ lộ tả hoành chưởng

5. 上下耕手
Thượng hạ canh thủ

6. 滚手 (上下耕手逆)
Cổn thủ (thượng hạ canh thủ nghịch)

7. 左攤手 – 下路右橫掌
Tả than thủ – hạ lộ hữu hoành chưởng

8. 上下耕手
Thượng hạ canh thủ

9. 右扣手 – 左托手
Hữu khấu thủ – tả thác thủ

10. 左窒手 – 右印掌
Tả trất thủ – hữu ấn chưởng

11. 姿势再战 (反擊) (右手)
Tư thế tái chiến (phản kích) (hữu thủ)

12. 右窒手 – 左印掌
Hữu trất thủ – tả ấn chưởng

13. 左膀手 – 右護手
Tả bàng thủ – hữu hộ thủ

14. 左攤手 – 下路右橫掌
Tả than thủ – hạ lộ hữu hoành chưởng

15. 上下耕手
Thượng hạ canh thủ

16. 滚手 (上下耕手逆)
Cổn thủ (thượng hạ canh thủ nghịch)

17. 右攤手 – 下路左橫掌
Hữu than thủ – hạ lộ tả hoành chưởng

18. 上下耕手
Thượng hạ canh thủ

19. 左扣手 – 右托手
Tả khấu thủ – hữu thác thủ

20. 右窒手 -下路左橫掌
Hữu trất thủ – hạ lộ tả hoành chưởng

21. 右內身拍手
Hữu nội thân phách thủ

22. 左內身拍手
Tả nội thân phách thủ

23. 右內身拍手
Hữu nội thân phách thủ

24. 左外身拍手
Tả ngoại thân phách thủ

25. 左標指手
Tả tiêu chỉ thủ

26. 左窒手 – 下路右日字沖拳
Tả trất thủ – hạ lộ hữu nhật tự xung quyền

27. 右外身拍手
Hữu ngoại thân phách thủ

28. 右標指手
Hữu tiêu chỉ thủ

29. 右窒手 -下路左日字沖拳
Hữu trất thủ – hạ lộ tả nhật tự xung quyền

30. 雙托手
Song thác thủ

31. 下路右膀手
Hạ lộ hữu bàng thủ

32. 右問手 (中路)
Hữu vấn thủ (trung lộ)

33. 右側撐腿
Hữu trắc sanh thoái

34. 下路左膀手
Hạ lộ tả bàng thủ

35. 左問手 (中路)
Tả vấn thủ (trung lộ)

36. 左側撐腿
Tả trắc sanh thoái

37. 上下耕手
Thượng hạ canh thủ

38. 右扣手 – 左托手
Hữu khấu thủ – tả thác thủ

39. 左窒手 – 右印掌
Tả trất thủ – hữu ấn chưởng

40. 雙攤手
Song than thủ (gạt tay từ ngoài vào)

41. 圈手 (勾鐮手)
Quyển thủ (câu liêm thủ)

42. 下路雙橫掌
Hạ lộ song hoành chưởng

43. 雙攤手
Song than thủ

44. 上路雙橫掌
Thượng lộ song hoành chưởng

45. 雙窒手
Song trất thủ

46. 右扣手 – 上左耕手
Hữu khấu thủ – thượng tả canh thủ

47. 左扣手 – 上右耕手
Tả khấu thủ – thượng hữu canh thủ

48. 右扣手 – 上左耕手
Hữu khấu thủ – thượng tả canh thủ

49. 左窒手 – 右印掌
Tả trất thủ – hữu ấn chưởng

50. 右膀手
Hữu bàng thủ

51. 側身右直登腿 – 右攤手 -中路左橫掌
Trắc thân hữu trực đăng thoái – hữu than thủ – trung lộ tả hoành chưởng

52. 上下耕手
Thượng hạ canh thủ

53. 左扣手 – 上右耕手
Tả khấu thủ – thượng hữu canh thủ

54. 右扣手 – 上左耕手
Hữu khấu thủ – thượng tả canh thủ

55. 左扣手 – 上右耕手
Tả khấu thủ – thượng hữu canh thủ

56. 政身右扣手 -下路左橫掌
Chính thân hữu khấu thủ – hạ lộ tả hoành chưởng

57. 左膀手
Tả bàng thủ

58. 側身左直登腿 – 左攤手 -中路右橫掌
Trắc thân tả trực đăng thoái – tả than thủ – trung lộ hữu hoành chưởng

59. 上下耕手
Thượng hạ canh thủ

60. 右扣手 – 左托手
Hữu khấu thủ – tả thác thủ

61. 左窒手 – 右印掌
Tả trất thủ – hữu ấn chưởng

62. 先右伏手 – 後右拂手
Tiên hữu phục thủ – hậu hữu phất thủ

63. 先右伏手 – 後右拂手
Tiên hữu phục thủ – hậu hữu phất thủ

64. 先右伏手 – 後右拂手
Tiên hữu phục thủ – hậu hữu phất thủ

65. 右扣手 -下路左橫掌
Hữu khấu thủ – hạ lộ tả hoành chưởng

66. 滚手 (上下耕手逆)
Cổn thủ (thượng hạ canh thủ nghịch)

67. 政身抱排掌 (上右手 – 下左手)
Chính thân bão bài chưởng (thượng hữu thủ – hạ tả thủ)

68. 左膀手
Tả bàng thủ

69. (左腳晉步) 側身抱排掌(下右手 -上左手)
(Tả cước tấn bộ) Trắc thân bão bài chưởng (hạ hữu thủ – thượng tả thủ)

70. (左腳回步) 上下耕手(上右手 – 下左手)
(Tả cước hồi bộ) Thượng hạ canh thủ (thượng hữu thủ – hạ tả thủ)

71. 政身抱排掌 (上右手 – 下左手)
Chính thân bão bài chưởng (thượng hữu thủ – hạ tả thủ)

72. 右膀手
Hữu bàng thủ

73. (右腳晉步) 側身抱排掌(上右手 – 下左手)
(Hữu cước tấn bộ) Trắc thân bão bài chưởng (thượng hữu thủ – hạ tả thủ)

74. (右腳回步) 上下耕手(下右手 -上左手)
(Hữu cước hồi bộ) Thượng hạ canh thủ (hạ hữu thủ – thượng tả thủ)

75. 左扣手 – 右伏手
Tả khấu thủ – hữu phục thủ

76. 右窒手 -下路左橫掌
Hữu trất thủ – hạ lộ tả hoành chưởng

77. 上下耕手(上右手 – 下左手)
Thượng hạ canh thủ (thượng hữu thủ – hạ tả thủ)

78. 上下耕手(下右手 -上左手)
Thượng hạ canh thủ (hạ hữu thủ – thượng tả thủ)

79. 右膀手
Hữu bàng thủ

80. 右擒拿手 – 左殺頸手
Hữu cầm nã thủ – tả sát cảnh thủ

81. 左拍手 – 右鏟手
Tả phách thủ – hữu sạn thủ

 82. 左膀手
Tả bàng thủ

83. 左擒拿手 – 右殺頸手
Tả cầm nã thủ – hữu sát cảnh thủ

84. 右拍手 – 左鏟手
Hữu phách thủ – tả sạn thủ

85. 右膀手
Hữu bàng thủ

86. 左直登腿 – 右攤手 – 中路左橫掌
Tả trực đăng thoái – hữu than thủ – trung lộ tả hoành chưởng

87. 左膀手
Tả bàng thủ

88. 右直登腿 – 左攤手 – 中路右橫掌
Hữu trực đăng thoái – tả than thủ – trung lộ hữu hoành chưởng

89. 上下耕手(上右手 – 下左手)
Thượng hạ canh thủ (thượng hữu thủ – hạ tả thủ)

90. 右扣手 – 左托手
Hữu khấu thủ – tả thác thủ

91. 左窒手 – 右印掌
Tả trất thủ – hữu ấn chưởng

92. 下路右膀手
Hạ lộ hữu bàng thủ

93. 下路左膀手
Hạ lộ tả bàng thủ

94. 下路右膀手
Hạ lộ hữu bàng thủ

95. 右鏟手 – 政身左直登腿
Hữu sạn thủ – chính thân tả trực đăng thoái

96. 政身左側撐腿 – 右護手 – 左膀手
Chính thân tả trắc sanh thoái – hữu hộ thủ – tả bàng thủ

97. 下路左膀手
Hạ lộ tả bàng thủ

98. 下路右膀手
Hạ lộ hữu bàng thủ

99. 下路左膀手
Hạ lộ tả bàng thủ

100. 左鏟手 – 政身右直登腿
Tả sạn thủ – chính thân hữu trực đăng thoái

101. 政身右側撐腿 – 左護手 – 右膀手
Chính thân hữu trắc sanh thoái – tả hộ thủ – hữu bàng thủ

102. 下路右撳手
Hạ lộ hữu khấm thủ

103. (右腳晉步) 側身左拍手 – 下路右橫掌
(Hữu cước tấn bộ) Trắc thân tả phách thủ – hạ lộ hữu hoành chưởng

104. 下路左撳手
Hạ lộ tả khấm thủ

105. (左腳晉步) 側身右拍手 – 下路左橫掌
(Tả cước tấn bộ) Trắc thân hữu phách thủ – hạ lộ tả hoành chưởng

106. 下路右撳手
Hạ lộ hữu khấm thủ

107. 側身左拍手 – 右直登腿
Trắc thân tả phách thủ – hữu trực đăng thoái

108. 下路左撳手
Hạ lộ tả khấm thủ

109. 側身右拍手 – 左直登腿
Trắc thân hữu phách thủ – tả trực đăng thoái

110. 上路右膀手
Thượng lộ hữu bàng thủ

111. 側身雙擒拿手 – 右埽腿
Trắc thân song cầm nã thủ – hữu tảo thoái

112. 上路左膀手
Thượng lộ tả bàng thủ

113. 側身雙擒拿手 – 左埽腿
Trắc thân song cầm nã thủ – tả tảo thoái

114. 上下耕手(上右手 – 下左手)
Thượng hạ canh thủ (thượng hữu thủ – hạ tả thủ)

115. 右扣手 – 左托手
Hữu khấu thủ – tả thác thủ

116. 左窒手 – 右印掌
Tả trất thủ – hữu ấn chưởng

117. 雙托手 – 收脚回式
Song thác thủ – thâu cước hồi thức

Nếu Mộc Nhân Thung là đặc điểm của võ thuật Trung Hoa tập luyện đánh tay trên các trụ gỗ (Thung) như các trường phái Karate tại Okinawa, thì Mộc Nhân Trang pháp (bài tập với những kỹ pháp đánh trên Mộc Nhân) lại là đặc điểm riêng của một số ít ỏi dòng phái trên lãnh thổ Trung Hoa. Huyền thoại về điều kiện phải chiến thắng 108 mộc nhân để chứng tích võ công trước khi được hạ sơn của các cao tăng Thiếu Lâm tự rất nổi tiếng, các nhà nghiên cứu vẫn không tìm thấy dấu tích của mộc nhân tại Tung Sơn, và mộc nhân trang pháp vẫn là đặc thù của các võ phái Thái Lý Phật, Hắc Hổ Môn ở Hồng Kông, và Vịnh Xuân quyền[4].

Mộc nhân có cấu tạo đơn giản, là một khúc gỗ đường kính khoảng 30cm-40cm, dài cỡ 1m60 tùy theo chiều cao mỗi người nếu đặt trên giá đỡ (loại sống, động), nếu chôn xuống đất hoặc đặt trên nền đất (loại chết, bất động) thì phần thân ở trên mặt đất của mộc nhân có độ dài tương đương cao độ của người luyện tập. Trên thân có bốn khúc gỗ nhỏ hơn: hai cánh tay trên nằm ngang vai người tập và đưa chéo sang hai bên, cánh tay dưới nằm trên trung tuyến và đưa thẳng ngang bụng. Mộc nhân có một chân bẻ cong, thiết kế nằm ở giữa và ngang đầu gối. Thông thường loại sống được sử dụng nhiều hơn do tính linh hoạt khi chịu lực. Thân của loại sống được treo lên bởi hai thanh ván xỏ xuyên qua trên và dưới hai bên hông của thân. Hai miếng ván đó chịu lực trên hai cây cột trụ chôn hoặc đặt vững trãi trên nền đất hai bên mộc nhân. Khi thân mộc nhân bị đánh, hai miếng ván nêu trên kéo thân trở lại phía trước sau khi thân dội về phía sau và vì vậy, tạo cho thân tính đàn hồi. Một số chi phái Vịnh Xuân, như Triệt Quyền Đạo, đã cải cách mộc nhân theo hướng không sử dụng hai miếng ván và cột trụ nhằm tạo tính động cho mộc nhân mà, thay vào đó, sử dụng lò xo dưới chân.

Bài Mộc Nhân Trang có thể coi là một bài quyền cao cấp của môn phái, chỉ dạy cho các học trò cao cấp. Theo từng dòng phái, các bài Mộc Nhân Thung cũng có ít nhiều sự khác biệt. Bài của các dòng Vịnh Xuân Quyền Việt Nam bao gồm 108 động tác, ngoài số ít các động tác chính thân tách bài thành 5 phần, bài bao gồm phần lớn các động tác lặp lại ở hai bên, có 6 thế cước và 8 thế đánh gối. Bài của chi phái Quảng Đông chia thành 2 phần với hơn 160 động tác, có 5 thế đá (Câu cước, Dịch đăng cước, Nguyệt ảnh cước, Hổ vĩ cước) và 1 thế đánh gối (Tất chàng phúc). Bài của chi phái Diệp Vấn tại Hồng Kông chia thành 10 đoạn với 140 động tác khi được truyền dạy ở Phật Sơn, nhưng khi tới Hồng Kông ông rút xuống còn 108 động tác sau khi bỏ đi một số chiêu thức quá sát thủ, vài năm sau ông lại nâng lên thành 116 động tác chia thành 8 đoạn. Bài có bao gồm tám thế cước (Trực đăng thoái, Hoành sanh thoái, Tà đà tất thoái, Thập tự thoái, Tiệt tảo thoái, Khấu đàn thoái, Tà đà cước thoái, Hoành đà tất thoái). Hiện nay bài Mộc Nhân Trang của Diệp Vấn, tuy hết sức phổ biến trong nhiều chi phái Vịnh Xuân trên toàn thế giới, đã hầu như thất truyền những tuyệt chiêu mà tổ sư đã không truyền dạy.

Nếu mộc nhân là dụng cụ hỗ trợ để môn sinh tập lực, phát kình, tháo lỏng, du đẩy và phá du đẩy thì bài Mộc Nhân Thung giúp môn sinh thực hiện toàn diện chiến lược công thủ phản biến. Trừ một số ít đòn thế áp dụng khi đứng tấn chính thân kiềm dương, hầu hết các chiêu thức của bài được triển khai khi môn sinh chiếm giữ trung tuyến, dùng “tam giác bộ” (bộ pháp tam giác với đỉnh là vị trí của người tập lúc khởi chiêu) di chuyển từ nội môn (phần thân nằm trong hai cánh tay trên) qua ngoại môn (phần ngoài hai cánh tay), tưởng tượng tránh đòn của đối thủ, sau đó tấn công vào bên hông mộc nhân.

Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/V%E1%BB%8Bnh_Xu%C3%A2n_quy%E1%BB%81n